Lần đầu mua BĐS cần lưu ý những gì về pháp lý

Bạn có đồng ý rằng giao dịch mua bán BĐS là giao dịch có giá trị lớn và phức tạp không?

Chuẩn bị tốt về mặt hiểu biết pháp lý sẽ giúp chúng ta tránh yếu thế, các rủi ro về tranh chấp, kiện tụng.

7 lưu ý pháp lý dành cho nhà đầu tư và người mua BĐS lần đầu:

1. Trao đổi trước với chuyên gia về BĐS bạn cần mua

Những nhà đầy tư BĐS thành công luôn có những bí quyết, kinh nghiệm, hiểu biết riêng của mình trong việc mua BĐS tiềm năng và tạo ra hiệu quả.

Một nhà đầu tư BĐS mới sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức nếu học hỏi được những điều này trước khi bắt đầu

Chuyên gia có thể là nhà đầu tư đi trước, người nghiên cứu thị trường, luật sư,….

2. Theo dõi biến động chính sách quản lý Nhà nước

Ở Việt Nam, thị trường BĐS được quản lý và điều phối bởi nhà nước thông qua luật và chính sách

Sự biến đổi luật ở Việt Nam diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng, tác động nhanh chóng đến thị trường BĐS

Nếu không theo dõi, nhà đầu tư có thể phải chịu thiệt thòi rất lớn.

3. Tìm hiểu về thông tin quy hoạch, kiểm tra chéo thông tin dự án

Phải có ít nhất 2 nguồn thông tin để kiểm tra về bất động sản mà chúng ta cần mua

Thứ nhất: tìm kiêm từ chủ đầu tư dự án, từ chính quyền, nhà môi giới hay cá chuyên gia tư vấn về BĐS

Thứ hai: Tự kiểm tra, thao khảo từ các website. nguồn thông tin báo chí, nguồn từ các cơ quan phụ trách quy hoạch, …

4. Giao dịch với bên bán có toàn quyền định đoạt

Chỉ khi ký kết với đúng người có quyền chuyển nhượng thì hợp đồng ký kết mới được công nhận về mặt pháp lý.

Nếu ký với những người không phải chính chủ thì sẽ có xảy ra tranh chấp, rủi ro cho người mua

5. Thỏa thuận và ký văn bản với chủ đầu tư những nội dung ngoài hợp đồng mẫu nếu cần

Trong giao dịch bất động sản với các dự án, ký kết với các chủ đầu tư thông thường sẽ là những mẫu hợp đồng in sẵn và khó thay đổi nội dung.

Người mua chỉ có thể chấp nhận ký hoặc không ký, có phải bạn nghĩ như vậy không?

Hợp đồng thực chất là hợp đồng dân sự song phương nên các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Người mua có quyền được đàm phán, thay đổi hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của mình, nếu không thể thêm bớt các điều khoản chính thì cũng có các điều khoản bổ sung.

6. Tìm hiểu kỹ về thủ tục pháp lý trước – trong – khi bàn giao dự án

Khi muốn đầu tư BĐS nào, người mua nên có thói quen checklist các thông tin pháp lý cần thiết trước – trong – khi bàn giao dự án và từ đó tiến hành tra cứu.

Có thể đến cơ quan nhà nước hay tìm kiếm trên mạng để kiểm tra hoặc tìm kiếm thông tin từ những người mua trước đây, họ là người có kinh nghiệm thực tế nhất trong mua bán sản phẩm.

Phần lớn các nhà đầu tư sẽ mời chuyên gia hay luật sự để tìm hiểu trước khi mua để đảm bảo tính an toàn cho giao dịch của họ.

7. Luôn có tư vấn luật trước khi đặt bút ký hợp đồng mua bán

Không nên ký bất kỳ hợp đồng nào khi chưa thực sự hiểu hết các điều khoản. Nếu không hiểu thì bạn hãy hỏi các chuyên gia BĐS, các luật sự hoặc tra cứu rõ điều khoản đó tránh những điều khoản mập mờ gây bất lợi cho người mua và kéo theo những rui ro đáng tiếc nếu dự án gặp vấn đề dẫn đến tranh chấp, kiện tụng.

Câu từ ngắn gọn, đơn giản nhưng rất quan trọng để việc mua bán BĐS đúng theo luật và đảm bảo quyền lợi của người mua.

Ban xem thêm nội dung về luật nhà ở, luật kinh doanh BĐS, luật đất đai, luật hộ tịch, … những luật liên quan đến phân khúc sản phẩm, loại hình sản phẩm mà chúng ta đang muốn mua để hiểu về quy định, quy trình và hạn chế các rủi ro xảy ra nhé!

Nguồn: tham khảo từ sách 101 câu hỏi và giái đáp pháp lý BĐS _ Tác giả: Phạm Văn Nam

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN VÀ BÁO GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *