RỦI RO VỀ PHÁP LÝ KHI KHAI GIÁ BÁN BẤT ĐỘNG SẢN THẤP HƠN GIÁ THỰC TẾ?

VÍ DỤ THƯỜNG GẶP VỀ KHAI GIÁ BÁN THẤP HƠN GIÁ THỰC TẾ

Cùng xem 1 ví dụ trường gặp: bên bán chuyển nhượng mảnh đất 36m2 tại Hà Nội đã có sổ đỏ và thực hiện hợp đồng mua bán qua phòng công chứng. Tại phòng công chứng, nhân viên soạn cho bên bán với mức giá chuyển nhượng chỉ 100 triệu đồng, trong khi thực tế mảnh đất bán được giá 2,3 tỷ đồng.

RỦI RO sẽ xảy ra và liên quan THEO QUY ĐỊNH pháp lý?

RỦI RO THỨ NHẤT:

  • Việc thỏa thuận giá bán thấp hơn so với giá thực tế mà các bên giao kết với nhau (kể cả việc thỏa thuận này được ghi nhận bằng văn bản có công chứng, chứng thực) như ví dụ ở phần đầu nhằm mục địch trốn thuế và giảm thuế phải chịu theo quy định của pháp luật nếu BỊ PHÁT HIỆN sẽ tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại điều 200 BLHS 2015.
  • Lưu ý là sẽ bị phát hoặc xử lý hình sự nếu bị phát hiện nhé, còn nếu không bị phát hiện thì tất nhiên là không sao rồi. Nhưng đời mà, chẳng ai biết trước được những điều tình cờ, bất ngờ ập đến, có khi, nó ấp đến lại rất tình cơ và bất ngờ ấy chứ.

RỦI RO THỨ HAI:

  • Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có quy định cụ thể về vấn đề này đó là:
  • Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo (Vd: giao dịch mua bán kê khai giá thấp và có công chứng, chứng thực) nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác (Vd: Giao dịch mua bán chuyển nhượng kê khai với giá thật) thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu; còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
  • Trường hợp kê khai vào hợp đồng mua bán công chứng với giá thấp hơn thực tế thì hợp đồng này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo vì che giấu hợp đồng mua bán với giá trị thực tế.
  • Điều 131 BLDS 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
  • Lúc này nếu giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu thì thiệt thòi thì người mua có thể đối mặt với trường hợp là nhận tiền không đúng với số tiền thực tế đã đưa cho người bán mà chỉ nhận đúng bằng số tiền ghi trên hợp đồng công chứng vì không có bằng chứng chứng minh số tiền chênh lệch nêu trên.
  • Bởi trên thực tế, khi xảy ra tranh chấp về giá hợp đồng mua bán nhà đất và khởi kiện thì Tòa án sẽ căn cứ vào giá bán đã được ghi trong Hợp đồng công chứng để giải quyết.
  • Khi đó bên bán sẽ chỉ nhận được số tiền từ bên mua theo giá trong hợp đồng. Bởi thế, trong cuộc chơi này, người được lợi sẽ luôn là bên Bán, bên mua lúc đó sẽ thiệt đơn thiệt kép.
  • Vì vậy, đừng thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua tính rủi ro, cần hết sức CẨN TRỌNG khi giao dịch để tránh các vấn đề pháp lý có thể gặp phải.

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN VÀ BÁO GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *