6 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI XEM SỔ ĐỎ – CÁCH KIỂM TRA SỔ THẬT GIẢ

  • Sổ đỏ có tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Đọc, hiểu nội dung sổ đỏ để xác định được tính pháp lý và giá trị nhà đất
  • Mẫu sổ đỏ mới nhất hiện tại đang sử dụng có màu hồng cánh sen, hoa văn trống đồng, gồm 4 trang.
  • Trang 1: Quốc huy, hoa văn trống đồng, tên đầy đủ của sổ đỏ, thông tin người sở hữu tài sản. Góc dưới bên phải trang 1 có dấu mộc nổi của bộ tài nguyên môi trường, và mã số phôi sổ gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số.
  • Trang 4: là khu vực ghi thông tin thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận như là tên chủ mới trong giao dịch sang nhượng hoặc các vấn đề khác và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền . Cuối trang 4 ở góc phải là mã vạch. Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Dãy số mã vạch có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trường hợp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại dãy số sẽ có 13 số.
  • Trang 2: Thể hiện thông tin chi tiết của thửa đất và tài sản khác gắn liền với đất, nguồn gốc của bất động sản, nguồn gốc sử dụng của đất. Cuối trang 2 là phần quan trong thể hiện ngày cấp sổ, cơ quan cấp sổ, dấu mộc và chữ kỹ của người có thẩm quyền. Góc bên dưới bên trái trang 2 là số của giấy chứng nhận (hay còn gọi là số sổ) gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 5 chữ số
  • Trang 3: là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, la bàn chỉ hướng, bảng tọa độ của thửa đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

Nội dung trang 1 và trang 4 của sổ đỏ nhà đất

Nội dung trang 2 và trang 3 của sổ đỏ nhà đất

1. Đề phòng sổ đỏ giả

Cách đọc sổ đỏ đề phòng sổ đỏ giả như sau:

  • Sổ quá mới. Đặc biệt trong khi ngày cấp thì lâu rồi.
  • Dấu quá sắc nét góc cạnh. Không có lem mực dấu.
  • Chữ ký không để lại vết hằn.
  1. Tất cả sổ do nhà nước cấp thì phôi sổ được in bằng in laser. Khi sờ lên sổ sẽ thấy chữ nổi gợn lên.
  2. Chữ ký của người cấp có phải chữ ký tươi, sờ vào sẽ có vết hằn, mực là mực bút bi màu, mực tươi.
  3. Sơ đồ vị trí hiện trạng của thửa đất, hỏi người chủ đất hoặc phòng tài nguyên môi trường, hoặc phòng đăng ký đất đai xem có tờ sơ đồ vị trí hiện trạng không. Các thông tin thay đổi trên sổ đều có cập nhật lên đây.
  4. Trường hợp người bán ép dẻo sổ đỏ thì có thể ta không sờ được sổ, không xem được chữ ký có vết hằn hay không thì ta phải lên phòng tài nguyên môi trường, phòng công chứng để hỏi xem sổ đỏ này có thuộc sở hữu của người bán hay không. Vì các đơn vị này có những phần mềm để kiểm tra thông tin liên ngành với nhau.

 

2. Xem thông tin chủ sở hữu tài sản

Xem thông tin chủ tài sản là Cách đọc sổ đỏ thông minh nhất. Trước khi giao dịch bất động sản cần xem mình có đang làm việc với chính chủ không?

  • Xác định được chủ sở hữu thường được ghi ở trang 1. Nếu sổ đã qua nhiều lần sang nhượng thì xem thông tin của trong mục IV. Những thông tin thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận ở khu vực cuối trang 3 và trang 4.
  • Xác định thông tin giấy tờ cá nhân của người bán và thông tin trên sổ đỏ có khớp nhau hay không.

3. Xem thông tin thửa đất

Cách đọc sổ đỏ nên bắt đầu từ việc xem thông tin thửa đất. Không hiểu được bạn sẽ khó xác định được giá trị tài sản.

  1. Số thửa đất, số tờ bản đồ
  2. Địa chỉ của thửa đất.
  3. Xác định được phần diện tích được công nhận.
  4. Hình thức sử dụng: sử dụng riêng hay chung
  5. Xác định mục đích sử dụng là đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp
  6. Xác định được thời hạn sử dụng đất là lâu dài, hay có thời hạn tới năm bao nhiêu. Nếu có thời hạn thì hết thời hạn chủ đất phải đi làm thủ tục gia hạn sử dụng. Hết thời hạn ghi trên sổ thì chủ đất không thể tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
  7. Xác định được nguồn gốc sử dụng đất: Với đất ở  thì ghi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Với đất trồng cây hàng năm thì ghi: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất.

4. Xem thông tin nhà ở

  • Loại nhà ở
  • Diện tích xây dựng, diện tích sàn
  • Hình thức sở hữu
  • Cấp hạng xây dựng của ngôi nhà: cấp 2, cấp 3 hay cấp 4.
  • Thời hạn sở hữu

5. Nội dung phần ghi chú (mục 6 của trang 2)

  • Phần ghi chú thường ghi nhận chuyển nhượng từ giấy chứng nhận nào. Từ bao giờ, do cơ quan thẩm quyền nào cấp. Ghi tại đây bởi chủ mới khi biến động sang tên thì đổi sổ luôn.
  • Cách đọc sổ đỏ là bắt buộc phải đọc phần ghi chú này bởi có nhiều thông tin quan trọng tại đây.

6. Những thay đổi sau khi cấp GCN (cuối trang 3 và trang 4)

  • Ghi thông tin thay đổi chủ sở hữu
  • Ghi thông tin thay đổi mục đích sử dụng đất.
  • Ghi thông tin tình trạng nghĩa vụ tài chính. Bao gồm cả việc nợ thuế.
  • Ghi thông tin đính chính GCN
  • Ghi thông tin tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo.
  • Cách đọc sổ đỏ bao gồm cả việc đọc phần trang 4. Mọi thông tin biến động về bất động sản này thường được ghi tại đây.

Ghi chú về chuyển mục đích sử dụng đất và thông tin nợ tiền sử dụng đất

Ghi chú về việc thế chấp tài sản và tình trạng xóa thế chấp

2 trường hợp Miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà

 

 

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN VÀ BÁO GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *