BÀI HỌC QUẢN TRỊ TỪ THẦY PHAN VĂN TRƯỜNG – SÁCH “MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ”

Đây là quyển sách giúp tôi rõ ràng, mạch lạc về hai chữ ”quản trị” khác với ”quản lý” như thế nào.

Theo như thầy Phan Văn Trường định nghĩa đơn giản thì quản trị là chọn đúng người vào đúng việc.

Quyển sách viết theo lối kể chuyện về những trải nghiệm, các câu chuyện, nhân vật, sự việc đã xảy ra trong cuộc đời làm việc ở các tập đoàn lớn quy mô lên đến vài trăm ngàn người, trụ sở trải rác trên toàn thế giới, giúp tôi mở mang tầm nhìn về cách các công ty không lồ vận hành như thế nào, nguyên tắc làm việc, cách xử lý nội chiến, những thách thức mà một nhà lãnh đạo ở các công ty đó chịu to lớn bao nhiêu và sự hy sinh của những người làm lãnh đạo là đức tính bắt buộc phải có.

Văn hóa doanh nghiệp

Là phần quan trọng nhất trong khâu quản trị. Một công ty không có văn hóa thì các thành viên ứng xử, giao tiếp hoặc khi mâu thuẫn sẽ không có chuẩn mực, mục tiêu để cùng thống nhất trong quá trình làm việc.

Văn hoá Doanh nghiệp
Văn hoá Doanh nghiệp

Các bệnh trong doanh nghiệp

Bệnh 1: Thiếu động lực

Bệnh 2: Làm không xong việc

Bệnh 3: Sự rối ren trong công ty

Bệnh 4: Không truyền thông, thiếu thông tin

Bệnh 5: Bè phái

Bệnh 6: Sex trong doanh nghiệp

Bệnh 7: Thiếu óc sáng tạo, óc cùn

Bệnh 8: Làm việc của người khác mà không làm việc của mình

Bệnh 9: Làm việc riêng, văn phòng riêng, business riêng

Bệnh 10: Tham nhũng, bòn mót

Bệnh 11: Dọa nạt và bạo lực ngầm trong doanh nghiệp

Bệnh 12: Phá việc làm của đồng đội

Bệnh 13: Bao vây sếp

Bệnh 14: Lạm dụng chi phí

Bệnh 15: Trốn việc, lười

Bệnh 16: Tìm nạn nhân trước khi nhận nhiệm vụ và mươn đồ mướn người đông

Bệnh 17: In danh thiếp giả mạo, tự ký tên trên thư

Bệnh 18: Bất tuân

Bệnh 19: Bảo mật kém

Bệnh 20: Chính sách về rủi ro và công nợ

Bệnh 21: Tính tạm bợ

Bệnh 22: Vô trách nhiệm với tập thể

Bệnh 23: Tính cá nhân

Các bệnh này sẽ được truy ra sớm khi có một ”bác sỹ nhân sự” yêu nghề, yêu công ty, yêu nhân viên. Ngày nay, có những huấn luyện viên giúp cho doanh nghiệp kích hoạt động lực của nhân viên và chuẩn đoán được những bệnh mà nhân viên thường gặp trong nghề nghiệp.

Gia nhập và chia tay

Nhân sự mới gia nhập và nhân sự chia tay doanh nghiệp chắc là chuyện xảy ra thường xuyên ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng làm sao để người mới được chào đón và có cảm nhận được quan tâm và đón chào để nhanh chóng hòa nhập và gắn bó, còn người ra đi thì vẫn giữ được tình cảm tốt đẹp về doanh nghiệp và biết đâu một thời điểm nào đó doanh nghiệp cần nhân sự và mời người đã từng ra đi trở lại ở vị thế mới, hẳn sẽ dễ dàng vui vẻ hơn rất nhiều khi lúc họ ra đi doanh nghiệp hãy giữ lại tình nghĩa.

Những giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp cần lưu ý

Tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài.

Trong quyển sách, thầy kể về những doanh nghiệp dùng số tiền lớn thuê một nhân tài cực kỳ được đánh giá cao và hy vọng người này sẽ về giải phóng những vấn đề rắc rối trong công ty nhưng chỉ được mỗi cái thù lao cao chứ môi trường chào đón và phối hợp với nhân tài này vô cùng khó khăn cho họ. Sự ganh ghét trong nội bộ, ban quản trị thì ngồi chờ xem nhân tài làm được gì.

Người tài có tài ra sao cũng không thể tự làm một mình, thiếu sự phối hợp, thiếu thông tin hệ thống, thiếu am hiểu về công ty về những người cộng tác thì kết cục cũng sẽ là sau vài tháng sẽ dứt áo ra đi.

Thay vì tìm kiếm người tài bên ngoài thì ngay trong nội bộ, vẫn có thể tìm ra những nhân vật tài năng nhưng vì lý do nào đó, họ bị bỏ quên, bị chèn ép, bị cô lập. Họ sẽ là người am hiểu về mọi hoạt động công ty, các phe phái đang có, đặc biệt giỏi giang về một mảng nào đó. Việc của nhà quản trị là phải biết dùng họ, quan tâm, công nhận và khuyến khích họ thể hiện tài năng để tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp. Đừng mải mê tìm kiếm bên ngoài rồi khi nhân tài về thì để họ tự bơi, lúc đó doanh nghiệp chỉ tốn kém tiền bạc và thời gian.

Thầy đã viết: ”Quản trị giỏi là biết chọn đúng người cho đúng việc, và biến người tầm thường thành những nhân viên phi thường, chứ không phải là mướn nhân tài, cho họ lương khủng rồi bỏ họ vào xó!”

Bí quyết "chiêu mộ" nhân tài - Cẩm nang tuyển dụng

Vị trí lãnh đạo – Những đòi hỏi không thể thiếu

  1. Họ luôn theo sát những ý thích của khách hàng
  2. Lãnh đạo đúng nghĩa sẽ luôn luôn theo dõi sát những biến đổi công nghệ
  3. Lãnh đạo giỏi luôn theo sát những gì đối thủ cạnh tranh đang thực hiện
  4. Người lãnh đạo giỏi luôn luôn quan tâm về chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp
  5. Lãnh đạo sáng suốt luôn luôn phát huy tinh thần sáng tạo trong doanh nghiệp
  6. Lãnh đạo xuất sắc đều tin tưởng vào một chính sách chất lượng cao, không khoan nhượng
  7. Các lãnh đạo xuất sắc luôn truyền thông rất tốt với nhân viên và khách hàng
  8. Các lãnh đạo giỏi luôn luôn giữ lời hứa, không bao giờ sai hẹn hay sai cam kết.
  9. Riêng với những doanh nghiệp lớn, với kích thước ”hoàn vũ” thì người lãnh đạo chuẩn luôn luôn phải giao lưu thường trực với các chính khách cao cấp tại các quốc gia

Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng - JobsGO Blog

Những khiếm khuyết thường gặp của các lãnh đạo công ty

  1. Lãnh đạo không thực sự vì quyền lợi của công ty, mà chỉ hành động để giữ quyền hoặc vị trí của mình
  2. Lãnh đạo không tạo ra không khí làm việc tốt
  3. Lãnh đạo thiếu óc tổ chức
  4. Lãnh đạo thờ ơ với đồng đội
  5. Lãnh đạo nói nhiều nhưng không lắng nghe cộng sự
  6. Lãnh đạo không biết hoặc không muốn truyền thông
  7. Lãnh đạo không truyền bá kinh nghiệp chuyên môn cho đồng đội
  8. Lãnh đạo mê tín dị đoan
  9. Lãnh đạo thích họp hành
  10. Lãnh đạo lẫn lộn nghề nghiệp với tính nhân ái
  11. Lãnh đạo ủy quyền quá rộng, hoặc ngượi lại không ủy quyền
  12. Lãnh đạo thiếu tính khoan hồng
  13. Lãnh đạo quá độc tài
  14. Lãnh đạo hời hợt
  15. Lãnh đạo không che chở cộng sự khi đội gặp khó khăn và ngược lại ăn hết lộc khi có thưởng
  16. Lãnh đạo quá thân mật với mọi người
  17. Lãnh đạo không định nghĩa rõ và chia sẻ mục tiêu
  18. Lãnh đạo coi thường động lực của đồng đội
  19. Lãnh đạo thưởng phạt không phân mình
  20. Lãnh đạo là vua phân tích nhưng không hành động
  21. Lãnh đạo có phong cách và tư duy tạm bợ
  22. Lãnh đạo không liêm chính
  23. Lãnh đạo không làm gương
  24. Lãnh đạo động viên nhân viên bằng những việc thừa hoặc không có công dụng cao.

”THÁI ĐỘ KHIÊM TỐN VÀ THẲNG THẮN, CHÂN THẬT LÀ SẮC THÁI ĐẶC TRƯNG CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG.”

Nghề làm lãnh đạo

” Người lãnh đạo luôn phải có tầm nhìn, có sức lôi cuốn và thuyết phục đồng đội, mang thế vị và phúc may của mình để che chở doanh nghiệp, mang lòng trung chính và sự duyên dáng của mình để chiêu đãi khách hàng, và cuối cùng dồn hết tâm sức và óc sáng tạo của mình để làm cho kết quả tài chính của công ty lên cao”

Che chở cho nhân viên dưới quyền, bảo vệ công ty của mình, trong hay ngoài bằng cách thể hiện gương sáng xã hội cùng tác phong đạo đức cao là nhiệu vụ tối cáo mà một lãnh đạo không được quên.

Phong cách lãnh đạo là gì? 6 Phong cách lãnh đạo phổ biến nhất

Kế thừa

Khả năng trường tồn của doanh nghiệp tùy thuộc khá nhiều vào nhiều chính sách kế thừa của doanh nghiệp. Kế thừa không chỉ ở vị trí lãnh đạo mà ở mọi vị trí. Vì nhân sự các vị trí đều phải thay đổi theo thời gian, họ có thể thăng tiến, về hưu hoặc rời đi, thì vị trí công việc đó phải có người làm, và để doanh nghiệp phát triển thì truyền sự hiểu biết, truyền nghề là một công việc khẩn cấp.

Một số việc bạn cần phải làm ngay nếu như bạn vừa vào cầm quyền

  • Tách ngăn ban tài chính, ban đầu tư, ban nhân sự, ban quản lý chất lượng và ban PR với các đội sản xuất.
  • Tách nhưng không phải là cấm tương tác với nhau
  • Không nên ủy quyền ngay từ ban đầu
  • Chọn ngay một giám đốc nhân sự có nhiều kinh nghiệm
  • Chuẩn bị sẵn một kế hoạch kế thừa

Kế hoạch kế thừa: Làm thế nào để đảm bảo doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển khi không có bạn

Trở về nền tản cơ bản của quản trị khi có tình huống khó nắm bắt

Thứ nhất, doanh nghiệp của bạn sinh ra để làm gì

Thứ hai, nếp sống văn hóa của doanh nghiệp

Thứ ba, mục tiêu phải đạt của doanh nghiệp

Thứ tư, doanh nghiệp phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cách mạng mới

Thứ năm, chớ đánh giá thấp tầm quan trọng của kinh nghiệm trong việc quản trị

Thứ sáu, bạn luôn luôn phải nhớ như in trên trán rằng doanh nghiệp là của ai

Thứ bảy, trong chính sách tuyển dụng, hãy lý luận như các đội bóng đá trong việc thu hút cầu thủ

Thứ tám, hãy quản trị các tướng tá của mình một cách chặt chẽ

Thứ chín, thương xuyên đi khảo sát dọc xuôi công ty của mình

Thứ mười, nên chú ý là phải trực tiếp tỏ ra trân quý nhân viên các cấp.

Thứ mười một, hãy lắng nghe và trân quý khách hàng

Thứ mười hai, CEO phải cân nhắc rất kỹ khi ủy quyền

Thứ mười ba, một doanh nghiệp không phải là một bệnh viện, một nhà dưỡng lão, cơ quan từ thiện hay tổ chức xã hội

Đây là quyển sách do một người Việt Nam đã thực sự đảm nhận vị trí lãnh đạo trong những tập đoàn lớn, đa quốc gia và cực kỳ dễ hiểu, thực tế và thấm thía cho những vị trí đang làm lãnh đạo học tập, nhìn lại công việc đang làm cũng như có thêm tầm nhìn, nâng tư duy về quy mô tầm cỡ của môt doanh nghiệp có thể đạt được.

Con đường của một người lãnh đạo không hề đơn giản, mang theo nhiệm vụ lèo lái con tàu doanh nghiệp, kế mưu sinh của bao nhiêu con người, đóng góp vào nền kinh tế, quốc gia, rạng danh tổ quốc khi tiến lên tầm quốc tế hóa.

Những sự hy sinh của người lãnh đạo thật sự đáng trân trọng, với những anh chị em đang thuộc một doanh nghiệp dưới sự quản lý của những lãnh đạo có tâm, tầm, tài hãy nỗ lực hơn nữa để cùng doanh nghiệp kiến tạo những thành quả vĩ đại vì mỗi người chúng ta đều là mắc xích của doanh nghiệp, hoàn toàn có thể phát triển, thằng tiến hay lớn lao hơn chính là kiến tạo một sự nghiệp phi thường, đào tạo người kế nhiệm vể những kỷ năng, hiểu biết, tuyệt kỹ được truyền lại cho đời sau, có như vậy thì kinh tế bản thân, gia đình, đất nước mới ngày càng lớn mạnh.

Có một khẩu hiệu về văn hóa doanh nghiệp mà tôi ấn tượng trong quyển sách khi thầy Phan Văn Trường gia nhập một doanh nghiệp đang chia rẽ chính là “Nice and Professtional”. Hãy cư xử với nhau thật tử tế và chuyên nghiệp, lúc đó, mọi hành đồng đều được thục hiện trên một chuẩn mực khác, gắn kết và hiệu quả.

Cảm ơn thầy Phan Văn Trường đã dành tâm huyết để truyền thụ lại những kiến thức, bài học, kinh nghiệm sâu sắc về nghề làm lãnh đạo, công việc quản trị để xây dựng một doanh nghiệp trường tồn.

 

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN VÀ BÁO GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *