QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU NHÀ Ở VIỆT NAM – AI SẼ KHÔNG ĐƯỢC MUA BĐS Ở VIỆT NAM?

Các căn cứ của quy định về sở hữu nhà ở Việt Nam

  1. Luật nhà ở 2014
  2. Luật dân sự
  3. Luật đất đai 2013 và nghị định 43
  4. Luật kinh doanh bất động sản
  5. Luật căn cước công dân
  6. Luật hôn nhân gia đình
  7. Luật hộ tịch
  8. Luật doanh nghiệp 2020
  9. Luật đầu tư
  10. Luật quốc tịch Việt Nam 2014.

3 nhóm đối tượng được mua nhà, sở hữu nhà ở Việt Nam

Nhóm 1: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trong nước

Nhóm 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Nhóm 3: Cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Nhóm đối tượng hộ gia đình sở hữu nhà ở là nhóm mới, bao gồm các thành viên trong gia đình cũng sở hữu bất động sản với số tiền đóng góp và có danh sách kèm theo, đủ điều kiện được sở hữu, đủ năng lực hành vi dân sự.  Trong hợp đồng mua bán sẽ ghi là giao dịch với bên mua là hộ gia đình của ….

Người đủ năng lực hành vi dân sự:

  • Những cá nhân từ 18 tuổi trở. Trừ các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trường hợp này, họ có đủ khả năng để bằng chính hành vi của mình thực hiện các giao dịch cần thiết, phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.

Người chưa thành niên từ trên 15 tuổi và dưới 18 tuổi được phép sở hữu tài sản bất động sản nhưng phải có người đại diện theo pháp luật cùng đứng tên, khi đủ 18 tuổi thì sẽ tự đứng trên trên tài sản. Nếu người đại diện không có sẽ xét theo diện người giám hộ là người có quan hệ thân thích. Trường hợp trẻ mồ côi thì sẽ thông qua các tổ chức xã hội như liên hiệp phụ nữ, hội phụ nữ,…

Việt Kiều là ai?

Là công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Người không còn quốc tích Việt Nam nhưng chứng minh được nguồn gốc đang sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Điều kiện để Việt Kiều mua nhà ở Việt Nam: 

  • Được phép nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian ký kết việc mua bán.
  • Có lịch nhập cảnh được quản lý bởi cục quản lý xuất nhập cảnh

CHỨNG MINH CÓ NGUỒN GỐC LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM CĂN CỨ VÀO:

  • Khai sinh
  • Hồ sơ lưu trữ ở cơ quan quản lý hộ tịch mỗi tỉnh thành hoặc cơ quan quản lý người Việt Nam ở nước ngoài.

NGƯỜI VIỆT NAM LÀ VIỆT KIỀU ĐƯỢC SỞ HỮU KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LƯỢNG VÀ THỜI GIAN SỞ HỮU ỔN ĐỊNH LÂU DÀI KHI MUA NHÀ Ở VIỆT NAM.

Quy định về cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu Bất Động Sản ở Việt Nam:

  • Chỉ được mua các dự án nhà ở thương mại, không thuộc khu an ninh quốc phòng
  • Không thuộc diện miễn trừ ngoại giao
  • Không được sở hữu nhà dân sinh.
  • Sở hữu nhà chung cư không quá 30% tổng sản phẩm ở một dự án có suất dành cho người nước ngoài
  • Sở hữu nhà đất không quá 250 trong một khu vực có số dân tương đương đơn vị hành chính cấp phường
  • Cá nhân người nước ngoài được sở hữu 50 năm
  • Tổ chức nước ngoài muốn sở hữu nhà ở Việt Nam ngoài các yếu tố trên còn phải thỏa điều kiện được thành lập hợp pháp ở Việt Nam và thời gian sở hữu tính từ thời gian tổ chức thành lập đến hết 50 năm.
  • Người nước ngoài được nhận cho tặng bất động sản dưới hình thức hưởng giá trị, không được cư trú trong các nhà ở dân sinh khi được cho tặng.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở VIỆT NAM:

  • Không đáp ứng được các điều kiện chung của pháp luật
  • Là đối tượng thuộc diện miễn trừ ngoại giao

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC:

LY THÂN: vẫn giao dịch sở hữu bình thường và nếu không có giấy xác nhận tài sản riêng vẫn là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI: 

Người Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài vẫn là công dân Việt Nam và được sở hữu nhà theo quy định của công dân Việt Nam, sở hữu thời hạn ổn định lâu dài, không giới hạn số lượng.

Người chồng hoặc vợ người nước ngoài muốn đứng tên trên hợp đồng vẫn được và vẫn là sở hữu ổn định lâu dài.

 

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN VÀ BÁO GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *